Ba bảo vật của Tịnh Tông : Nếu quý vị không thể thành tựu,thì quý vị không thể trách người khác được
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ. Tập 179 - 197 - 198 - 200 - 317
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Tôi gọi đó là ba bảo vật của Tịnh tông chúng ta. Bảo vật thứ nhất: Chú giải Kinh Vô Lượng Thọ của Niệm lão; bảo vật thứ hai: Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm; bảo vật thứ ba: Vĩnh Tư Tập của lão Hòa thượng Hải Hiền, là ba bảo vật hiện nay của Tịnh tông chúng ta, đầy đủ ba bảo vật. Nếu quý vị không thể thành tựu thì quý vị không thể trách người khác được, quý vị phải trách bản thân nghiệp chướng tập-khí quá nặng. Vì sao vậy ? Đã nói rõ ràng như vậy mà quý vị vẫn nghe không hiểu, quý vị còn bán tín bán nghi, vọng-tưởng tạp-niệm của quý vị còn nhiều như vậy. Đời này không đến được, nhất định sẽ làm chuyện lục đạo, lại đánh một vòng trong lục đạo thì không biết đến năm nào tháng nào, không phải là chuyện đùa.
Đọa vào lục đạo có được lại thân người, nói về thời gian thì phải rất nhiều kiếp, quý vị mới có lại cơ hội được thân người. Đời này, ba bảo vật này đều ở trước mặt chúng ta, sao chúng ta có thể lơ là, sao có thể không nghiêm túc ? Suy cho cùng thì người nghiêm túc quá ít, Phật Bồ-tát đều rơi lệ, thật sự gọi là chúng sanh khó độ, họ không thể tiếp nhận. Họ thật sự là tính tình nông nổi, nông nổi đến cùng cực, thậm chí là họ cũng không cách nào an tĩnh trong vài phút. Bảo họ chuyên chú, thời gian chuyên chú thường là khoảng 15 phút, sau 15 phút thì không thể chuyên chú nữa, vậy thì làm sao học đạo được ? Người có thể chuyên chú vài tiếng, mười mấy tiếng, thì không có người nào không thành tựu. Tấm gương đều ở trước mắt chúng ta, những điều quý giá, nếu quý vị có thể thấy được, có duyên phận này, nhìn thấy rồi, nghe được rồi, phải có tâm chân thành cung kính học tập theo họ.
Lúc trước, tôi nhớ là lần trước, Pháp sư Tự Liễu có một phần báo cáo, viết hay, chúng ta cũng đã học tập rồi. Điều chủ yếu nhất trong đó, nhắc nhở chúng ta một câu, vì sao công phu tín nguyện trì danh của chúng ta không đắc lực ? Vì không biết tử sanh là việc lớn, không hay không biết đối với việc này. Nếu có thể biết được sự thật này, thì quý vị còn dám buông lung không ? Cả đời Đại sư Ấn Quang dán chữ “chết” ở trên trán, quý vị xem quan phòng của ngài, không lớn, tôi đã đến tham quan. Trên bàn chỉ thờ một tượng Phật, là A Di Đà Phật, một cặp đèn cầy, một cái mõ, khánh, một cái lư hương, một ly nước cúng Phật, ngoài ra thì không còn gì nữa. Phía sau tượng Phật, đích thân lão Pháp sư viết một chữ “chết”, chữ lớn, để chính mình lúc nào cũng nhìn thấy được, tôi sắp chết rồi, lúc này phải làm sao ? Còn lưu luyến gì nữa ? Thật sự là buông xuống vạn duyên, nhất tâm xưng niệm A Di Đà Phật, hoàn toàn thực hiện câu nói này trong Kinh Vô Lượng Thọ: Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” (Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm).
Ngày nay chúng ta công phu không đắc lực, là vì không buông xuống, tạp-niệm quá nhiều, vọng-tưởng quá nhiều, dục vọng quá nhiều, phiền-não tập-khí quá nặng. Đừng nói là Tổ sư đến, chúng ta không thể quay đầu, mà đức Thích Ca, Di Đà đích thân đến, e rằng chúng ta vẫn không thể quay đầu. Vì sao vậy ? Nếu như có thể quay đầu thì Ngài thật sự sẽ đến, Ngài không ra vẻ, chúng ta thật lòng khẩn cầu, Ngài liền gặp mặt chúng ta, hiện thân cho chúng ta thấy. Vì vậy, phải buông xuống tất cả, tối thiểu, ta không có cách giúp người khác vãng sanh, bản thân chúng ta cũng phải vãng sanh Tịnh-độ, nhất định phải nắm bắt cơ hội, duyên phận trong đời này thật vững chắc.
Cho nên quý vị xem, “rung động thức tỉnh đêm dài, cảnh giác hôn mê”, chúng ta vẫn luôn ở trong hôn mê, không thể cảnh giác. Một khi thọ mạng hết rồi, quý vị có nghĩ đến lập tức là lục đạo luân hồi hay không? Lục đạo luân hồi đến cõi nào ? Trong sự tưởng tượng của tôi, thành phần vào cõi địa ngục là nhiều nhất. Vì sao vậy ? Vì chúng ta gặp được pháp tốt như vậy, nhưng không nghiêm túc tu hành, tội này rất nặng. Không gặp được thì không sao, họ không có duyên phận. Chúng ta gặp được rồi, gặp được rồi nhưng không thể y giáo phụng hành, trong đời này không thể giải thoát, vãng sanh thành Phật, còn làm chuyện lục đạo, vậy chúng ta có thể nghĩ thử xem, chúng ta khẳng định có tạo tác nghiệp địa ngục. Ngay trong lúc học Phật đã tạo nghiệp địa ngục mà chính mình không biết. Chúng ta có chướng ngại người khác học Phật không ? Có khiến người khác trong Phật pháp mà sanh khởi nghi hoặc, thoái chuyển tín tâm không? Nếu như có, thì đây chính là nhân của địa ngục. Chúng ta không nghiêm túc y giáo phụng hành, khiến người bên ngoài nhìn thấy dáng vẻ này của chúng ta, anh xem học Phật kìa, là giả, không phải thật, tội danh này chính là địa ngục. Cho nên đừng cho rằng học Phật nhất định sẽ vãng sanh thế giới Cực Lạc, sẽ không đọa địa ngục. Trang cuối cùng trong Đại Thế Chí Viên Thông Chương Sớ Sao, Pháp sư Từ Vân Quán Đảnh liệt kê 100 loại quả báo của người niệm Phật, đầu tiên chính là địa ngục. Ngài nói hay, nói có lý, chúng ta không thể không biết, không thể không có sự cảnh giác.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Tôi gọi đó là ba bảo vật của Tịnh tông chúng ta. Bảo vật thứ nhất: Chú giải Kinh Vô Lượng Thọ của Niệm lão; bảo vật thứ hai: Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm; bảo vật thứ ba: Vĩnh Tư Tập của lão Hòa thượng Hải Hiền, là ba bảo vật hiện nay của Tịnh tông chúng ta, đầy đủ ba bảo vật. Nếu quý vị không thể thành tựu thì quý vị không thể trách người khác được, quý vị phải trách bản thân nghiệp chướng tập-khí quá nặng. Vì sao vậy ? Đã nói rõ ràng như vậy mà quý vị vẫn nghe không hiểu, quý vị còn bán tín bán nghi, vọng-tưởng tạp-niệm của quý vị còn nhiều như vậy. Đời này không đến được, nhất định sẽ làm chuyện lục đạo, lại đánh một vòng trong lục đạo thì không biết đến năm nào tháng nào, không phải là chuyện đùa.
Đọa vào lục đạo có được lại thân người, nói về thời gian thì phải rất nhiều kiếp, quý vị mới có lại cơ hội được thân người. Đời này, ba bảo vật này đều ở trước mặt chúng ta, sao chúng ta có thể lơ là, sao có thể không nghiêm túc ? Suy cho cùng thì người nghiêm túc quá ít, Phật Bồ-tát đều rơi lệ, thật sự gọi là chúng sanh khó độ, họ không thể tiếp nhận. Họ thật sự là tính tình nông nổi, nông nổi đến cùng cực, thậm chí là họ cũng không cách nào an tĩnh trong vài phút. Bảo họ chuyên chú, thời gian chuyên chú thường là khoảng 15 phút, sau 15 phút thì không thể chuyên chú nữa, vậy thì làm sao học đạo được ? Người có thể chuyên chú vài tiếng, mười mấy tiếng, thì không có người nào không thành tựu. Tấm gương đều ở trước mắt chúng ta, những điều quý giá, nếu quý vị có thể thấy được, có duyên phận này, nhìn thấy rồi, nghe được rồi, phải có tâm chân thành cung kính học tập theo họ.
Lúc trước, tôi nhớ là lần trước, Pháp sư Tự Liễu có một phần báo cáo, viết hay, chúng ta cũng đã học tập rồi. Điều chủ yếu nhất trong đó, nhắc nhở chúng ta một câu, vì sao công phu tín nguyện trì danh của chúng ta không đắc lực ? Vì không biết tử sanh là việc lớn, không hay không biết đối với việc này. Nếu có thể biết được sự thật này, thì quý vị còn dám buông lung không ? Cả đời Đại sư Ấn Quang dán chữ “chết” ở trên trán, quý vị xem quan phòng của ngài, không lớn, tôi đã đến tham quan. Trên bàn chỉ thờ một tượng Phật, là A Di Đà Phật, một cặp đèn cầy, một cái mõ, khánh, một cái lư hương, một ly nước cúng Phật, ngoài ra thì không còn gì nữa. Phía sau tượng Phật, đích thân lão Pháp sư viết một chữ “chết”, chữ lớn, để chính mình lúc nào cũng nhìn thấy được, tôi sắp chết rồi, lúc này phải làm sao ? Còn lưu luyến gì nữa ? Thật sự là buông xuống vạn duyên, nhất tâm xưng niệm A Di Đà Phật, hoàn toàn thực hiện câu nói này trong Kinh Vô Lượng Thọ: Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” (Phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm).
Ngày nay chúng ta công phu không đắc lực, là vì không buông xuống, tạp-niệm quá nhiều, vọng-tưởng quá nhiều, dục vọng quá nhiều, phiền-não tập-khí quá nặng. Đừng nói là Tổ sư đến, chúng ta không thể quay đầu, mà đức Thích Ca, Di Đà đích thân đến, e rằng chúng ta vẫn không thể quay đầu. Vì sao vậy ? Nếu như có thể quay đầu thì Ngài thật sự sẽ đến, Ngài không ra vẻ, chúng ta thật lòng khẩn cầu, Ngài liền gặp mặt chúng ta, hiện thân cho chúng ta thấy. Vì vậy, phải buông xuống tất cả, tối thiểu, ta không có cách giúp người khác vãng sanh, bản thân chúng ta cũng phải vãng sanh Tịnh-độ, nhất định phải nắm bắt cơ hội, duyên phận trong đời này thật vững chắc.
Cho nên quý vị xem, “rung động thức tỉnh đêm dài, cảnh giác hôn mê”, chúng ta vẫn luôn ở trong hôn mê, không thể cảnh giác. Một khi thọ mạng hết rồi, quý vị có nghĩ đến lập tức là lục đạo luân hồi hay không? Lục đạo luân hồi đến cõi nào ? Trong sự tưởng tượng của tôi, thành phần vào cõi địa ngục là nhiều nhất. Vì sao vậy ? Vì chúng ta gặp được pháp tốt như vậy, nhưng không nghiêm túc tu hành, tội này rất nặng. Không gặp được thì không sao, họ không có duyên phận. Chúng ta gặp được rồi, gặp được rồi nhưng không thể y giáo phụng hành, trong đời này không thể giải thoát, vãng sanh thành Phật, còn làm chuyện lục đạo, vậy chúng ta có thể nghĩ thử xem, chúng ta khẳng định có tạo tác nghiệp địa ngục. Ngay trong lúc học Phật đã tạo nghiệp địa ngục mà chính mình không biết. Chúng ta có chướng ngại người khác học Phật không ? Có khiến người khác trong Phật pháp mà sanh khởi nghi hoặc, thoái chuyển tín tâm không? Nếu như có, thì đây chính là nhân của địa ngục. Chúng ta không nghiêm túc y giáo phụng hành, khiến người bên ngoài nhìn thấy dáng vẻ này của chúng ta, anh xem học Phật kìa, là giả, không phải thật, tội danh này chính là địa ngục. Cho nên đừng cho rằng học Phật nhất định sẽ vãng sanh thế giới Cực Lạc, sẽ không đọa địa ngục. Trang cuối cùng trong Đại Thế Chí Viên Thông Chương Sớ Sao, Pháp sư Từ Vân Quán Đảnh liệt kê 100 loại quả báo của người niệm Phật, đầu tiên chính là địa ngục. Ngài nói hay, nói có lý, chúng ta không thể không biết, không thể không có sự cảnh giác.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không