An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả - Quyển Thượng

2 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
An Sĩ toàn thư là một tập sách khuyến thiện được Đại sư Ấn Quang nhiều lần khen ngợi. Đích thân ngài cũng đã vận động, tổ chức việc in ấn lưu hành, số lượng lên đến hàng vạn quyển. Vì thế, lần đầu tiên tiếp xúc với bộ sách này bằng Hán văn, bản thân tôi đã không khỏi khởi sinh một và băn khoăn, nghi vấn. Vì sao lại băn khoăn, nghi vấn? Vì khi nhìn qua tổng mục sách này, nổi bật lên là phần Âm chất văn quảng nghĩa, vốn dựa vào bài văn Âm chất của Văn Xương Đế Quân để giảng rộng. Các phần còn lại là Tây quy trực chỉ, Vạn thiện tiên tư và Dục hải hồi cuồng có thể tạm chưa bàn đến, nhưng riêng về bài văn Âm chất thì dường như không nằm trong Giáo pháp của đức Phật.

Văn Xương Đế Quân là một nhân vật hư hư thật thật, tuy một phần truyền tích về ông có thể tạm cho là thật, nhưng lại có vô số điều được thêu dệt thêm chung quanh hình ảnh của ông, mà phần lớn đều là những kiểu niềm tin mông muội, thiếu trí tuệ, nếu không muốn nói là mê tín. Như vậy, những lời truyền lại của một nhân vật như thế liệu có đáng để người Phật tử phải lưu tâm nghiên tầm học hỏi hay chăng?
Tại sao tiên sinh phải dựa vào bài văn Âm chất? Tại sao tiên sinh không tự mình viết ra tất cả những nội dung ấy, vốn là điều không có gì khó khi xét đến sự dụng công của tiên sinh đối với bộ sách này?

Xin thưa, đó chính là chỗ phương tiện diệu dụng của Phật pháp, là chỗ mà Kinh văn đã dạy rằng: “Tất cả pháp đều là Phật pháp.” Nếu chúng ta nhớ lại rằng trong số những người chưa thực sự hiểu biết sâu về Phật pháp thì có đến chín phần mười luôn đặt niềm tin vào thánh thần trời đất. Niềm tin đối với Văn Xương Đế Quân là một niềm tin loại đó. Có lẽ tiên sinh An Sĩ tự mình sẽ không bao giờ thực sự chọn theo hay quan tâm đến những niềm tin loại này. Thế nhưng, với tâm từ bi, tiên sinh đã nhận ra là có rất nhiều người đang bám vào những niềm tin đó như chỗ nương tựa của họ trong đời sống, và việc đòi hỏi hay khuyên bảo họ phủ nhận, bác bỏ niềm tin ấy khi chưa có được những hiểu biết, nhận thức sáng suốt hơn để thay thế vào sẽ là điều không tưởng, thậm chí còn có thể đưa lại những tác dụng trái ngược ngoài ý muốn. Chính vì vậy, tiên sinh đã chọn một phương thức tùy duyên vô cùng độc đáo, là dựa trên chính niềm tin sẵn có này để dẫn dắt người đọc hướng về Chánh pháp. Mỗi câu mỗi chữ được tiên sinh viết ra trong sách này đều thấm đẫm tinh thần Phật pháp, từng bước dẫn dắt người đọc đi vào con đường thâm tín và nhận hiểu sâu sắc về những ý nghĩa thiện ác, nhân quả... Cho nên nhận xét của Đại sư Ấn Quang quả nhiên không hề tùy tiện.

00:00:00 Lời giới thiệu
00:04:59 Lời tựa nhân việc khắc bản in lại sách An Sĩ toàn thư
00:20:30 Lời tựa viết năm Mậu Thân (1908)
00:32:52 Lời tựa của Trương Thủ Ân
00:38:27 Lời tựa đầu tiên của sách Giảng rộng bài văn Âm chất
00:42:59 Giảng rộng Bài văn Âm chất của Văn Xương Đế Quân
00:51:27 Phần bổ khuyết
01:02:54 Thư mục kinh sách tham khảo trong Tam giáo
01:06:11 Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển thượng
02:24:27 Chưa từng bạo ngược với dân, tàn khốc với thuộc cấp
02:29:33 Cứu người lúc nguy nan
02:29:33 Giúp người khi khẩn thiết
02:47:22 Thương xót người cô độc
02:50:27 Khoan thứ kẻ lỗi lầm
02:58:31 Rộng làm những việc phúc thiện, tích âm đức, thấu tận lòng trời
03:05:13 Nếu ai có thể giữ tâm hiền thiện như ta
03:15:47 Ắt được trời ban phước lành
03:31:17 Do đó mà ta có lời dạy người
04:04:49 Vu Công xử án, xây cổng lớn đợi xe bốn ngựa
04:17:07 Họ Đậu giúp đỡ muôn người, một cội sinh năm cành quế
04:32:14 Tống Giao cứu đàn kiến, trúng tuyển trạng nguyên
04:39:29 Thúc Ngao chôn xác rắn, sau làm tể tướng
04:48:18 Muốn tạo ruộng phước rộng sâu, phải dựa vào một tấm lòng này
05:25:07 Thường không ngừng những việc giúp người, âm thầm làm đủ mọi công đức
05:36:34 Lợi người lợi vật
05:41:51 Làm thiện tích phước
05:50:00 Chính trực thay trời hành đạo, dạy người
05:57:09 Mở rộng lòng từ, vì nước cứu dân
06:07:41 Đối xử với người phải giữ lòng trung
06:13:28 Với cha mẹ ông bà phải hiếu thảo
06:36:55 Với anh em phải giữ lòng kính trọng, thương yêu lẫn nhau
06:43:52 Với bạn bè phải giữ lòng tin cậy
06:50:45 Hoặc phụng chân triều đẩu
07:01:29 Hoặc thờ Phật học kinh, thường nhớ nghĩ làm theo lời Phật dạy
07:30:07 Báo đáp bốn ơn sâu nặng
07:44:30 Thực hành rộng khắp theo Tam giáo
08:21:05 Giúp người khẩn cấp như cá mắc cạn; cứu người nguy nan như chim bị lưới siết
08:31:44 Xót thương trẻ mồ côi, giúp đỡ người góa bụa
08:41:02 Kính trọng người già, thương kẻ nghèo khó
08:49:01 Chu cấp cơm ăn áo mặc cho người lỡ đường đói rét
08:55:13 Giúp quan quách cho nhà nghèo khó để thi hài người chết được ấm cúng
09:02:49 Nhà giàu sang phải nâng đỡ thân thích
09:09:06 Mất mùa đói kém phải cứu giúp lối xóm
09:22:41 Cân đo phải công bằng, không được bán ra non, thu vào già
09:33:55 Với kẻ dưới phải khoan thứ, không nên khắc nghiệt, soi mói
09:54:10 Phụ đính: Nghiêm cấm sách khiêu dâm
Category
Video Pháp thoại