Ai muốn nói lỗi lầm của người khác, tạo ra khẩu nghiệp. Quý vị tạo nghiệp không liên quan đến tôi..
Video Player is loading.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 478 - 479
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Ai muốn nói lỗi lầm của người khác, tạo ra khẩu nghiệp này ? Mọi người không muốn, đều thích tán thán người khác, không muốn nói lỗi của người. Nói lỗi của người là tạo ác nghiệp, tạo khẩu nghiệp, ai muốn nói ?
Thật sự nói lỗi lầm của người, ngày xưa chỉ có ba hạng người. Thứ nhất là cha mẹ của quý vị, biết chúng ta có sai lầm, nhất định phải làm cho quý vị thay đổi. Thứ hai là thầy, thứ ba là bạn bè tri kỷ. Không phải ba hạng người này, thì ai khuyên quý vị ? Quý vị tạo nghiệp không liên quan đến tôi, mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình, tôi khuyên quý vị làm gì ? Khuyên quý vị, nếu quý vị không nghe trái lại còn trở mặt thành thù, như vậy thì càng không đáng. Thế nên gặp người có lỗi lầm không nên nói, người thật sự có tu dưỡng, có học vấn chỉ cười cười mà không nói gì.
Khi tôi ở Đài Trung cầu học, thầy dạy tôi: Người ta có lỗi lầm, nếu quý vị không khuyên can họ, tức không có lòng từ bi. Nếu khuyên can họ, họ xem quý vị như kẻ thù, phải làm sao ? Phải có phương tiện thiện xảo, phương pháp tốt nhất chính là giảng kinh thuyết pháp. Tôi nói điều này là giảng trong kinh văn, đối tượng không phải nói quý vị. Khiến quý vị khi nghe xong, có thể cảm nhận được: Tôi có khuyết điểm này, tự nhiên sẽ thay đổi !
Nên thầy đối với những tín đồ này, đối đãi những đệ tử này, vô cùng từ bi. Ngày ngày giảng kinh, ngày ngày khuyên mọi người. Chúng ta phải biết nghe, có một số người nghe kinh như thế nào ? Thầy đang nói người khác, không phải nói tôi, tôi không có như vậy, là đang nói người khác. Như vậy là coi như hết, họ không học được gì.
Có một số người thông minh, nên nhận ra mình có khuyết điểm này, như vậy họ mới được lợi ích ! Sợ nhất là gì ? Không có thiện căn, không có phước báo. Khi nghe kinh, kinh này đều nói người khác, đều nói người đó, người đó, người đó, không có điều nào nói đến mình. Từ xưa đến nay đều có, không phải hiện tại. Thế nên khi chúng ta xem, phải dùng tâm bình thường để đối đãi, rất bình thường.
Có mấy người giác ngộ, tức là người có thiện căn ? Được mấy người có phước đức? Có thiện căn phước đức, nghe kinh mới được lợi ích, vì sao? Vì họ sẽ phản tỉnh, sau khi nghe xong, họ nghĩ lại xem mình có lỗi lầm này chăng ? Tán dương việc tốt, thử nghĩ lại xem mình có đức hạnh này chăng? Họ biết học, nên nghe xong quả thật rất lợi ích, tức có thể thực hành trong cuộc sống. Người thật sự biết học, quý vị nên nhớ, điều này có thể làm tham khảo, mãi mãi chỉ có tâm cảm ân, nhất định không có tâm trả thù, không có tâm oán hận. Nếu nghe lời can gián nghịch tai mà sinh lòng oán hận, báo phục, người này cách đạo rất xa. Người này trong kinh gọi là nhất xiển đề.
Nhất xiển đề là gì? Không có thiện căn, không có phước đức. Trong kinh Di Đà nói: Không thể thiếu thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về nước này. Thế nên điều kiện vãng sanh thế giới Cực Lạc, phải nhiều thiện căn, nhiều phước đức. Nhân duyên chúng ta đã gặp, không sao, duyên chúng ta có, vấn đề là có thiện căn hay không? Thiện căn là tin thật, thật sự có thể lý giải, đây là thiện căn. Phước đức là thực hành, tôi thật sự y giáo phụng hành, người này có phước.
Nghe người khác phê bình, bất luận phê bình sai hay đúng, đều phải cảm ân. Không đúng là sao? Họ thấy sai, đã ngộ nhận. Đúng thì lại càng phải cám ơn, vì họ thấy lỗi lầm của chúng ta. Điều này khó, rất khó !
Tôi ở Đài Trung theo thầy Lý học mười năm, thầy tổ chức lớp học kinh điển, chính là lớp giảng sư. Trong lớp có hơn 20 học sinh, bao gồm cả tôi trong đó. Thái độ của thầy đối với mỗi học sinh không giống nhau. Có người xưa nay thầy chưa hề dùng thái độ tốt đối đãi họ, gặp là phê bình, là la mắng, có khi còn đánh. Lớp này là lớp người lớn, không phải trẻ con, nhỏ nhất cũng hơn 20 tuổi, lớn nhất là cư sĩ Lâm Khán Trị 60 tuổi. Thế nên khi lên lớp đều có người canh giữ, không để người khác đến gần, vì sao? Khi đánh mắng để người khác nghe được không hay, nên ngoài cửa có bảo vệ.
Có vài bạn học, thầy đối với họ rất khách sáo, mỗi khi gặp nhau đều mỉm cười. Mới đầu tôi hoài nghi, vì sao thầy đối xử không công bằng, đối với những người này rất dữ, nhưng đối với những người kia lại rất tốt ? Thầy nhận ra tôi có hoài nghi này, có câu hỏi này nhưng không dám hỏi, bị thầy nhận ra.
Một hôm thầy gọi tôi vào phòng, nói với tôi về vấn đề này. Ông nói, điều này quý vị nên chú ý, tương lai phải hiểu để dạy người khác. Có người có thể tiếp thu, thật nghe lời, người như thế phải thật tâm dạy họ, không dạy sẽ có lỗi với họ. Có số người không thể tiếp thu, nhưng sĩ diện, nói vài câu khó nghe là đỏ mặt, như vậy nhất định không nên nói nữa, nói thêm dể kết oán thù, lúc này tôi mới hiểu. Không thể tiếp nhận, đặc biệt là trước mặt rất nhiều người, cảm thấy xấu hổ_không thể tiếp nhận, nhất định không nói. Mới biết nguyên nhân thái độ của thầy đối đãi học sinh khác nhau.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Ai muốn nói lỗi lầm của người khác, tạo ra khẩu nghiệp này ? Mọi người không muốn, đều thích tán thán người khác, không muốn nói lỗi của người. Nói lỗi của người là tạo ác nghiệp, tạo khẩu nghiệp, ai muốn nói ?
Thật sự nói lỗi lầm của người, ngày xưa chỉ có ba hạng người. Thứ nhất là cha mẹ của quý vị, biết chúng ta có sai lầm, nhất định phải làm cho quý vị thay đổi. Thứ hai là thầy, thứ ba là bạn bè tri kỷ. Không phải ba hạng người này, thì ai khuyên quý vị ? Quý vị tạo nghiệp không liên quan đến tôi, mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình, tôi khuyên quý vị làm gì ? Khuyên quý vị, nếu quý vị không nghe trái lại còn trở mặt thành thù, như vậy thì càng không đáng. Thế nên gặp người có lỗi lầm không nên nói, người thật sự có tu dưỡng, có học vấn chỉ cười cười mà không nói gì.
Khi tôi ở Đài Trung cầu học, thầy dạy tôi: Người ta có lỗi lầm, nếu quý vị không khuyên can họ, tức không có lòng từ bi. Nếu khuyên can họ, họ xem quý vị như kẻ thù, phải làm sao ? Phải có phương tiện thiện xảo, phương pháp tốt nhất chính là giảng kinh thuyết pháp. Tôi nói điều này là giảng trong kinh văn, đối tượng không phải nói quý vị. Khiến quý vị khi nghe xong, có thể cảm nhận được: Tôi có khuyết điểm này, tự nhiên sẽ thay đổi !
Nên thầy đối với những tín đồ này, đối đãi những đệ tử này, vô cùng từ bi. Ngày ngày giảng kinh, ngày ngày khuyên mọi người. Chúng ta phải biết nghe, có một số người nghe kinh như thế nào ? Thầy đang nói người khác, không phải nói tôi, tôi không có như vậy, là đang nói người khác. Như vậy là coi như hết, họ không học được gì.
Có một số người thông minh, nên nhận ra mình có khuyết điểm này, như vậy họ mới được lợi ích ! Sợ nhất là gì ? Không có thiện căn, không có phước báo. Khi nghe kinh, kinh này đều nói người khác, đều nói người đó, người đó, người đó, không có điều nào nói đến mình. Từ xưa đến nay đều có, không phải hiện tại. Thế nên khi chúng ta xem, phải dùng tâm bình thường để đối đãi, rất bình thường.
Có mấy người giác ngộ, tức là người có thiện căn ? Được mấy người có phước đức? Có thiện căn phước đức, nghe kinh mới được lợi ích, vì sao? Vì họ sẽ phản tỉnh, sau khi nghe xong, họ nghĩ lại xem mình có lỗi lầm này chăng ? Tán dương việc tốt, thử nghĩ lại xem mình có đức hạnh này chăng? Họ biết học, nên nghe xong quả thật rất lợi ích, tức có thể thực hành trong cuộc sống. Người thật sự biết học, quý vị nên nhớ, điều này có thể làm tham khảo, mãi mãi chỉ có tâm cảm ân, nhất định không có tâm trả thù, không có tâm oán hận. Nếu nghe lời can gián nghịch tai mà sinh lòng oán hận, báo phục, người này cách đạo rất xa. Người này trong kinh gọi là nhất xiển đề.
Nhất xiển đề là gì? Không có thiện căn, không có phước đức. Trong kinh Di Đà nói: Không thể thiếu thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về nước này. Thế nên điều kiện vãng sanh thế giới Cực Lạc, phải nhiều thiện căn, nhiều phước đức. Nhân duyên chúng ta đã gặp, không sao, duyên chúng ta có, vấn đề là có thiện căn hay không? Thiện căn là tin thật, thật sự có thể lý giải, đây là thiện căn. Phước đức là thực hành, tôi thật sự y giáo phụng hành, người này có phước.
Nghe người khác phê bình, bất luận phê bình sai hay đúng, đều phải cảm ân. Không đúng là sao? Họ thấy sai, đã ngộ nhận. Đúng thì lại càng phải cám ơn, vì họ thấy lỗi lầm của chúng ta. Điều này khó, rất khó !
Tôi ở Đài Trung theo thầy Lý học mười năm, thầy tổ chức lớp học kinh điển, chính là lớp giảng sư. Trong lớp có hơn 20 học sinh, bao gồm cả tôi trong đó. Thái độ của thầy đối với mỗi học sinh không giống nhau. Có người xưa nay thầy chưa hề dùng thái độ tốt đối đãi họ, gặp là phê bình, là la mắng, có khi còn đánh. Lớp này là lớp người lớn, không phải trẻ con, nhỏ nhất cũng hơn 20 tuổi, lớn nhất là cư sĩ Lâm Khán Trị 60 tuổi. Thế nên khi lên lớp đều có người canh giữ, không để người khác đến gần, vì sao? Khi đánh mắng để người khác nghe được không hay, nên ngoài cửa có bảo vệ.
Có vài bạn học, thầy đối với họ rất khách sáo, mỗi khi gặp nhau đều mỉm cười. Mới đầu tôi hoài nghi, vì sao thầy đối xử không công bằng, đối với những người này rất dữ, nhưng đối với những người kia lại rất tốt ? Thầy nhận ra tôi có hoài nghi này, có câu hỏi này nhưng không dám hỏi, bị thầy nhận ra.
Một hôm thầy gọi tôi vào phòng, nói với tôi về vấn đề này. Ông nói, điều này quý vị nên chú ý, tương lai phải hiểu để dạy người khác. Có người có thể tiếp thu, thật nghe lời, người như thế phải thật tâm dạy họ, không dạy sẽ có lỗi với họ. Có số người không thể tiếp thu, nhưng sĩ diện, nói vài câu khó nghe là đỏ mặt, như vậy nhất định không nên nói nữa, nói thêm dể kết oán thù, lúc này tôi mới hiểu. Không thể tiếp nhận, đặc biệt là trước mặt rất nhiều người, cảm thấy xấu hổ_không thể tiếp nhận, nhất định không nói. Mới biết nguyên nhân thái độ của thầy đối đãi học sinh khác nhau.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không