TĐ:3296-Học Phật quan trọng là phải chuyên “nhất”
TĐ:3296-Học Phật quan trọng là phải chuyên “nhất”
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 233
*Thời gian từ: 00h28:14:27 – 00h37:23:18
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Chuyển pháp luân là giảng kinh thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Những trí tuệ và phương pháp này, trong Phật pháp gọi là phương tiện thiện xảo. Hiệu quả và kinh nghiệm là điều thông thường chúng ta nói, phải hiểu điều này, không phải học được. Từ đâu đến? Trong tự tánh vốn đầy đủ. Đại sư Huệ Năng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ”. Đây là tự tánh vốn có. Đầy đủ điều gì? Như chúng ta vừa mới nói, từ phương diện dạy học mà nói, không ngoài bốn thứ như trí tuệ, phương pháp, hiệu quả, kinh nghiệm, không ngoài những thứ này. Đây là tánh đức, không phải cầu được từ bên ngoài.
Trong kinh luận nói, Phật nói, Bồ Tát nói, các bậc thánh hiền thế gian nói, các nhà chuyên gia học giả hiện đại nói, đều không lìa tự tánh. Tâm đắc tu học của mỗi người đều không lìa tự tánh, bởi thế nếu ta kiến tánh là thông triệt tất cả, như một mạng lưới vậy, ta sẽ có năng lực này. Như mạng internet quốc tế hiện nay vậy, ta có thể thông với tất cả các mạng khác. Những gì họ có ta cũng có, tự tha là một không hai, đúng là như thế.
Bởi vậy mới nói nhất kinh thông, nhất kinh nghĩa là sao? Nhất kinh là phương pháp, then chốt chính là ở chữ thông này, thông điều gì? Thông tự tánh. Thông tự tánh nghĩa là thông với tánh của tất cả Chư Phật, thông với tánh của tất cả Bồ Tát, thông với tánh của tất cả chúng sanh, then chốt ở chữ thông này. Thông như thế nào? Một là thông, hai là không thông. Như vậy còn có thể tu nhiều thứ chăng? Càng nhiều càng tạp, càng nhiều càng loạn, không thông, quan trọng là phải chuyên nhất. Pháp đơn giản nhất chính là một câu A Di Đà Phật, có thể thông chăng? Có thể thông, niệm đến nhất tâm bất loạn sẽ thông, đạt đến nhất tâm là thông. Quý vị xem Giáo Thừa Pháp Số, điều thứ nhất chính là nhất tâm, không thể nghĩ bàn! Phàm phu khó là khó ở chỗ này. Không giữ được chuyên nhất, không giữ được chuyên nhất không thể trách họ, vì họ mê thất tự tánh. Trong cuộc sống hằng ngày họ khởi tác dụng gì? Ba tâm hai ý, phàm phu lục đạo toàn là ba tâm hai ý. Ba tâm trong giáo lý đại thừa nói A lại da, Mạt na, Ý thức gọi là ba tâm. Thêm vào tiền ngũ thức chính là tám tâm, tám thức cũng gọi là tám tâm. Nhưng ở đây quan trọng nhất, thật sự làm chủ là A lại da, Mạt na, Ý thức, gọi là ba tâm. Hai ý là chỉ nói tác dụng lớn nhất, thứ nhất là Mạt na, Mạt na gọi là ý căn, đệ lục gọi là ý thức, gọi là hai ý. Dùng những thứ này, không phải dùng chân tâm. Dùng chân tâm chính là Phật, đã thành Phật, dùng vọng tâm là phàm phu. Thập pháp giới toàn dùng vọng tâm, chỉ là tứ thánh pháp giới dùng chơn chánh, chúng sanh trong lục đạo dùng lệch lạc, dùng tà, dùng sai. Chúng ta thường nói “dùng sai tâm”, chính là ý này, đặt tâm không đúng chỗ.
Vì sao tứ thánh pháp giới dùng được chơn chánh? Vì có thầy dạy. Chư Phật Bồ Tát ứng hóa trong tứ thánh pháp giới, trong đó đều là học sinh hiếu học, mọi người đều thành thật, nghe lời, y giáo phụng hành, học sinh tốt, dễ dạy. Chúng sanh trong lục đạo không nghe lời, chủ ý riêng quá nhiều, thành kiến quá sâu dày. Chủ kiến người xưa gọi là thành kiến, tự cho mình hơn người, không thật thà, không nghe lời, bởi vậy rất khó dạy. Vì trái với tự tánh, tạo ra vô lượng vô biên tội nghiệp. Những tội nghiệp này cũng có cảm, pháp tướng có ứng. Cảnh giới này là tâm hiện, thức biến.
Hiện nay các nhà lượng tử lực học đã phát hiện, họ nói thế gian căn bản không có thứ gì gọi là vật chất tồn tại, không thừa nhận có vật chất tồn tại. Kiến giải của họ với giới khoa học hầu như hoàn toàn tương đồng. Giới duy thức học không thừa nhận thế gian này có bất kỳ thứ gì tồn tại, họ nói chỉ có “thức”. Thức là năng biến, hết thảy mọi hiện tượng là sở biến. Năng biến là thật, sở biến là giả, đây là các nhà duy thức học nói. Hiện nay tư tưởng của các nhà lượng tử học cũng giống như họ vậy, hết thảy vật chất trên thế gian này toàn là giả, là ý niệm biến hiện. Chính là trong kinh Đức Phật nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Tâm tưởng là thật, tùy theo tâm tưởng biến hiện ra, thứ này không phải thật, ngày càng gần với pháp tướng.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 233
*Thời gian từ: 00h28:14:27 – 00h37:23:18
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Chuyển pháp luân là giảng kinh thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Những trí tuệ và phương pháp này, trong Phật pháp gọi là phương tiện thiện xảo. Hiệu quả và kinh nghiệm là điều thông thường chúng ta nói, phải hiểu điều này, không phải học được. Từ đâu đến? Trong tự tánh vốn đầy đủ. Đại sư Huệ Năng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ”. Đây là tự tánh vốn có. Đầy đủ điều gì? Như chúng ta vừa mới nói, từ phương diện dạy học mà nói, không ngoài bốn thứ như trí tuệ, phương pháp, hiệu quả, kinh nghiệm, không ngoài những thứ này. Đây là tánh đức, không phải cầu được từ bên ngoài.
Trong kinh luận nói, Phật nói, Bồ Tát nói, các bậc thánh hiền thế gian nói, các nhà chuyên gia học giả hiện đại nói, đều không lìa tự tánh. Tâm đắc tu học của mỗi người đều không lìa tự tánh, bởi thế nếu ta kiến tánh là thông triệt tất cả, như một mạng lưới vậy, ta sẽ có năng lực này. Như mạng internet quốc tế hiện nay vậy, ta có thể thông với tất cả các mạng khác. Những gì họ có ta cũng có, tự tha là một không hai, đúng là như thế.
Bởi vậy mới nói nhất kinh thông, nhất kinh nghĩa là sao? Nhất kinh là phương pháp, then chốt chính là ở chữ thông này, thông điều gì? Thông tự tánh. Thông tự tánh nghĩa là thông với tánh của tất cả Chư Phật, thông với tánh của tất cả Bồ Tát, thông với tánh của tất cả chúng sanh, then chốt ở chữ thông này. Thông như thế nào? Một là thông, hai là không thông. Như vậy còn có thể tu nhiều thứ chăng? Càng nhiều càng tạp, càng nhiều càng loạn, không thông, quan trọng là phải chuyên nhất. Pháp đơn giản nhất chính là một câu A Di Đà Phật, có thể thông chăng? Có thể thông, niệm đến nhất tâm bất loạn sẽ thông, đạt đến nhất tâm là thông. Quý vị xem Giáo Thừa Pháp Số, điều thứ nhất chính là nhất tâm, không thể nghĩ bàn! Phàm phu khó là khó ở chỗ này. Không giữ được chuyên nhất, không giữ được chuyên nhất không thể trách họ, vì họ mê thất tự tánh. Trong cuộc sống hằng ngày họ khởi tác dụng gì? Ba tâm hai ý, phàm phu lục đạo toàn là ba tâm hai ý. Ba tâm trong giáo lý đại thừa nói A lại da, Mạt na, Ý thức gọi là ba tâm. Thêm vào tiền ngũ thức chính là tám tâm, tám thức cũng gọi là tám tâm. Nhưng ở đây quan trọng nhất, thật sự làm chủ là A lại da, Mạt na, Ý thức, gọi là ba tâm. Hai ý là chỉ nói tác dụng lớn nhất, thứ nhất là Mạt na, Mạt na gọi là ý căn, đệ lục gọi là ý thức, gọi là hai ý. Dùng những thứ này, không phải dùng chân tâm. Dùng chân tâm chính là Phật, đã thành Phật, dùng vọng tâm là phàm phu. Thập pháp giới toàn dùng vọng tâm, chỉ là tứ thánh pháp giới dùng chơn chánh, chúng sanh trong lục đạo dùng lệch lạc, dùng tà, dùng sai. Chúng ta thường nói “dùng sai tâm”, chính là ý này, đặt tâm không đúng chỗ.
Vì sao tứ thánh pháp giới dùng được chơn chánh? Vì có thầy dạy. Chư Phật Bồ Tát ứng hóa trong tứ thánh pháp giới, trong đó đều là học sinh hiếu học, mọi người đều thành thật, nghe lời, y giáo phụng hành, học sinh tốt, dễ dạy. Chúng sanh trong lục đạo không nghe lời, chủ ý riêng quá nhiều, thành kiến quá sâu dày. Chủ kiến người xưa gọi là thành kiến, tự cho mình hơn người, không thật thà, không nghe lời, bởi vậy rất khó dạy. Vì trái với tự tánh, tạo ra vô lượng vô biên tội nghiệp. Những tội nghiệp này cũng có cảm, pháp tướng có ứng. Cảnh giới này là tâm hiện, thức biến.
Hiện nay các nhà lượng tử lực học đã phát hiện, họ nói thế gian căn bản không có thứ gì gọi là vật chất tồn tại, không thừa nhận có vật chất tồn tại. Kiến giải của họ với giới khoa học hầu như hoàn toàn tương đồng. Giới duy thức học không thừa nhận thế gian này có bất kỳ thứ gì tồn tại, họ nói chỉ có “thức”. Thức là năng biến, hết thảy mọi hiện tượng là sở biến. Năng biến là thật, sở biến là giả, đây là các nhà duy thức học nói. Hiện nay tư tưởng của các nhà lượng tử học cũng giống như họ vậy, hết thảy vật chất trên thế gian này toàn là giả, là ý niệm biến hiện. Chính là trong kinh Đức Phật nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Tâm tưởng là thật, tùy theo tâm tưởng biến hiện ra, thứ này không phải thật, ngày càng gần với pháp tướng.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không