CÂU CHUYỆN BÀ CỤ NIỆM PHẬT VÃNG SANH
Chủ giảng: Pháp sư Huệ Tịnh
Người dịch: Thích Nữ Hòa Ý
Người đọc: Minh Thiện
--------------
Có một bà cụ 70 mấy tuổi, bà cụ đi quy y. Quy y khi nào, vào năm 1996, nghĩa là Dân quốc năm 85. Lúc quy y, có một lão hào thượng giúp bà quy y, quá trình rất ngắn gọn, đơn giản. Đơn giản thế nào? Lão hòa thượng chỉ nói với bà: Tôi nay phát tâm chỉ hướng dẫn bà nói: Con nay phát tâm, không phải vì cầu phước báo nhân trời người cho mình, chỉ y tối thượng thừa đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Ý là: Con hiện tại phát tâm quy y, không phải vì cầu phước báo trời người mà vì cầu thành Phật. Ý là như vậy.
Sau khi nói xong câu này thì lão hòa thượng bảo bà đọc văn quy y, chính là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Bà cũng đọc theo, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Như vậy mà thôi, lễ quy y hoàn thành, có thể nói là quy y rất đơn giản. Nghi thức quy y như thế, có thể nói chẳng qua chỉ là quy y mang tính kết duyên mà thôi.
Vì sao? Bởi vì quy y bắt buộc là ngoài tâm thành quy y của bản thân ra, cũng cần hiểu rõ đối tượng quy y, đó là Phật, Pháp, Tăng. Mà ý nghĩa của Phật Pháp Tăng, sau khi quy y có lợi ích thế nào, sau quy y thì sao, phải sống thế nào, những điều này lão hòa thượng đều không nói đến. Có lẽ là vì bà cụ này đã 70 mấy tuổi, già rồi, đồng thời cũng không có đi học, không biết chữ, không có trình độ văn hóa, dù lão hòa thượng có giảng thế nào đi nữa bà cụ cũng không hiểu. Vì thế, lão hòa thượng không có nói với bà về những điều cần phải hiểu được. Ngài không nói, chỉ đọc quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng cho bà cụ như thế là xong rồi. Nhưng mà, sau cùng lão hòa thượng dặn bà: “Bà à, tuổi bà lớn rồi, muốn đến chùa nghe kinh hoặc cộng tu, đối với bà có nhiều điều bất tiện, không thể, bà cứ ở nhà niệm Nam-mô A-di-đà Phật nhé, ở nhà niệm Phật thôi”.
Bà cụ đến quy y cái gì không hiểu, cái gì cũng không biết, thế nhưng bà rất chân thành, thật thà nghe lời chỉ dạy. Lời dặn dò của lão hòa thượng có nghĩa là bà cụ không nhất định phải đi chùa, mà ở nhà niệm Phật. Vì thế bà cụ rất nghe lời, ở nhà niệm Phật. Bình thường, hơn 5 giờ sáng bà thức dậy, niệm Phật ở ngay trong phòng mình, đến 6 giờ thì con gái sẽ gọi bà đi ăn sáng, bởi vì bà ở cùng với con gái, như thế trải qua 6 năm, chính là năm 2002.
Một ngày nọ năm Dân quốc 91, con gái bà cũng như mọi ngày, 6 giờ sáng đến phòng bà cụ, gọi bà ra dùng sáng, thế nhưng khi con gái bà bước vào phòng bà cụ nhìn, “ôi” mẹ của cô đâu, bà cụ ngồi trên ghế, tay cầm chuỗi hạt đã vãng sanh rồi. Đồng thời giường của bà cũng đã được sắp xếp gọn gàng, nghĩa là chăn ga gối đệm đều được xếp gọn, phòng bà cũng dọn dẹp sạch sẽ, dường như, giống như phải đi xa, tựa như căn phòng này về sau sẽ không trở về ở vậy.
Các vị liên hữu, như vậy xem ra bà cụ này có vãng sanh không? Có.
Sự vãng sanh của bà có phải biết trước thời gian không? Phải.
Sau khi vãng sanh, trải qua 3 ngày, người của đội mai táng phải đến dời di thể của bà vào hòm để hỏa táng. Người đội mai táng vừa nhấc di thể bà lên thì giật mình, suýt nữa làm rơi di thể bà trên đất. Vì sao, bởi vì toàn thân mềm mại, nhẹ nhàng. Người đội mai táng dời di thể đã quen với di thể cứng ngắc, vì thế bất giác cũng đã quen với sự cứng ngắc, lạnh lẽo của di thể. Họ nào ngờ được vừa nhấc di thể bà cụ lên, bà ấy mềm mại đến nỗi tựa như muốn trơn tuột xuống đất. Do đó, khiến cho người đội mai táng cũng giật mình.
Câu chuyện này có thể chứng minh, bà cụ này không chỉ vãng sanh, hơn nữa còn biết trước giờ ra đi. Đương nhiên vãng sanh và dự biết trước không hẳn là việc tương đồng. Nghĩa là người niệm Phật tin nhận sự cứu độ Phật A-di-đà thì chắc chắn vãng sanh, không mảy may nghi ngờ, Phật A-di-đà nhất định đến tiếp dẫn. Còn như bản thân bà có biết trước thời gian hay không, dự đoán trước được thì biết, điều đó không nhất định, không hẳn. Thường người biết trước thời gian, tâm người niệm Phật này rất dịu dàng, nhu hòa, không so đo tính toán với người khác, đồng thời cũng thường thường niệm Phật. Như thế khá dễ dàng. Nhưng khi pháp sư Tông Hoằng đến phỏng vấn, hỏi thăm người nhà bà, biết được tình hình cuộc sống niệm Phật của bà cụ này. .............................
Dùng câu chuyện của bà để xây dựng tín tâm niệm Phật của chúng ta, chứng minh bất kỳ ai đều có thể niệm Phật vãng sanh thế giới Cực Lạc, đồng thời sau đó cũng phải giống như bà, nhất định là thuần túy, chuyên nhất niệm Phật, đừng tạp tu tạp hạnh. Nếu tạp tu tạp hạnh, nhìn có vẻ tu hành rất nhiều, thế nhưng ngược lại vãng sanh không thuận lợi, an nhiên, không thù thắng nữa. Chỉ cần nói đến đây cũng bằng với Pháp Nhiên thượng nhân nói “Còn ngu si sanh Cực Lạc”, chúng ta muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, tốt nhất là biến bản thân thành một người một chữ cũng không biết, cái gì cũng không hiểu, chỉ biết niệm Phật rồi sống cuộc sống thật thà niệm Phật.
Nam-mô A-di-đà Phật
Người dịch: Thích Nữ Hòa Ý
Người đọc: Minh Thiện
--------------
Có một bà cụ 70 mấy tuổi, bà cụ đi quy y. Quy y khi nào, vào năm 1996, nghĩa là Dân quốc năm 85. Lúc quy y, có một lão hào thượng giúp bà quy y, quá trình rất ngắn gọn, đơn giản. Đơn giản thế nào? Lão hòa thượng chỉ nói với bà: Tôi nay phát tâm chỉ hướng dẫn bà nói: Con nay phát tâm, không phải vì cầu phước báo nhân trời người cho mình, chỉ y tối thượng thừa đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Ý là: Con hiện tại phát tâm quy y, không phải vì cầu phước báo trời người mà vì cầu thành Phật. Ý là như vậy.
Sau khi nói xong câu này thì lão hòa thượng bảo bà đọc văn quy y, chính là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Bà cũng đọc theo, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Như vậy mà thôi, lễ quy y hoàn thành, có thể nói là quy y rất đơn giản. Nghi thức quy y như thế, có thể nói chẳng qua chỉ là quy y mang tính kết duyên mà thôi.
Vì sao? Bởi vì quy y bắt buộc là ngoài tâm thành quy y của bản thân ra, cũng cần hiểu rõ đối tượng quy y, đó là Phật, Pháp, Tăng. Mà ý nghĩa của Phật Pháp Tăng, sau khi quy y có lợi ích thế nào, sau quy y thì sao, phải sống thế nào, những điều này lão hòa thượng đều không nói đến. Có lẽ là vì bà cụ này đã 70 mấy tuổi, già rồi, đồng thời cũng không có đi học, không biết chữ, không có trình độ văn hóa, dù lão hòa thượng có giảng thế nào đi nữa bà cụ cũng không hiểu. Vì thế, lão hòa thượng không có nói với bà về những điều cần phải hiểu được. Ngài không nói, chỉ đọc quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng cho bà cụ như thế là xong rồi. Nhưng mà, sau cùng lão hòa thượng dặn bà: “Bà à, tuổi bà lớn rồi, muốn đến chùa nghe kinh hoặc cộng tu, đối với bà có nhiều điều bất tiện, không thể, bà cứ ở nhà niệm Nam-mô A-di-đà Phật nhé, ở nhà niệm Phật thôi”.
Bà cụ đến quy y cái gì không hiểu, cái gì cũng không biết, thế nhưng bà rất chân thành, thật thà nghe lời chỉ dạy. Lời dặn dò của lão hòa thượng có nghĩa là bà cụ không nhất định phải đi chùa, mà ở nhà niệm Phật. Vì thế bà cụ rất nghe lời, ở nhà niệm Phật. Bình thường, hơn 5 giờ sáng bà thức dậy, niệm Phật ở ngay trong phòng mình, đến 6 giờ thì con gái sẽ gọi bà đi ăn sáng, bởi vì bà ở cùng với con gái, như thế trải qua 6 năm, chính là năm 2002.
Một ngày nọ năm Dân quốc 91, con gái bà cũng như mọi ngày, 6 giờ sáng đến phòng bà cụ, gọi bà ra dùng sáng, thế nhưng khi con gái bà bước vào phòng bà cụ nhìn, “ôi” mẹ của cô đâu, bà cụ ngồi trên ghế, tay cầm chuỗi hạt đã vãng sanh rồi. Đồng thời giường của bà cũng đã được sắp xếp gọn gàng, nghĩa là chăn ga gối đệm đều được xếp gọn, phòng bà cũng dọn dẹp sạch sẽ, dường như, giống như phải đi xa, tựa như căn phòng này về sau sẽ không trở về ở vậy.
Các vị liên hữu, như vậy xem ra bà cụ này có vãng sanh không? Có.
Sự vãng sanh của bà có phải biết trước thời gian không? Phải.
Sau khi vãng sanh, trải qua 3 ngày, người của đội mai táng phải đến dời di thể của bà vào hòm để hỏa táng. Người đội mai táng vừa nhấc di thể bà lên thì giật mình, suýt nữa làm rơi di thể bà trên đất. Vì sao, bởi vì toàn thân mềm mại, nhẹ nhàng. Người đội mai táng dời di thể đã quen với di thể cứng ngắc, vì thế bất giác cũng đã quen với sự cứng ngắc, lạnh lẽo của di thể. Họ nào ngờ được vừa nhấc di thể bà cụ lên, bà ấy mềm mại đến nỗi tựa như muốn trơn tuột xuống đất. Do đó, khiến cho người đội mai táng cũng giật mình.
Câu chuyện này có thể chứng minh, bà cụ này không chỉ vãng sanh, hơn nữa còn biết trước giờ ra đi. Đương nhiên vãng sanh và dự biết trước không hẳn là việc tương đồng. Nghĩa là người niệm Phật tin nhận sự cứu độ Phật A-di-đà thì chắc chắn vãng sanh, không mảy may nghi ngờ, Phật A-di-đà nhất định đến tiếp dẫn. Còn như bản thân bà có biết trước thời gian hay không, dự đoán trước được thì biết, điều đó không nhất định, không hẳn. Thường người biết trước thời gian, tâm người niệm Phật này rất dịu dàng, nhu hòa, không so đo tính toán với người khác, đồng thời cũng thường thường niệm Phật. Như thế khá dễ dàng. Nhưng khi pháp sư Tông Hoằng đến phỏng vấn, hỏi thăm người nhà bà, biết được tình hình cuộc sống niệm Phật của bà cụ này. .............................
Dùng câu chuyện của bà để xây dựng tín tâm niệm Phật của chúng ta, chứng minh bất kỳ ai đều có thể niệm Phật vãng sanh thế giới Cực Lạc, đồng thời sau đó cũng phải giống như bà, nhất định là thuần túy, chuyên nhất niệm Phật, đừng tạp tu tạp hạnh. Nếu tạp tu tạp hạnh, nhìn có vẻ tu hành rất nhiều, thế nhưng ngược lại vãng sanh không thuận lợi, an nhiên, không thù thắng nữa. Chỉ cần nói đến đây cũng bằng với Pháp Nhiên thượng nhân nói “Còn ngu si sanh Cực Lạc”, chúng ta muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, tốt nhất là biến bản thân thành một người một chữ cũng không biết, cái gì cũng không hiểu, chỉ biết niệm Phật rồi sống cuộc sống thật thà niệm Phật.
Nam-mô A-di-đà Phật
- Category
- Dharma